Nga chế tạo máy phát điện hạt nhân di động
Nga là một đất nước rộng lớn nhất thế giới và có phần lãnh thổ ở bắc cực. Tuy nhiên do điều kiện khắc nghiệt nơi đây khiến con người khó có thể sinh hoạt và nghiên cứu sản xuất tại nơi đây. Không có điện là một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn chính vì vậy mà mới đây Bộ Quốc phòng Nga đã nghiên cứu một máy phát điện sử dụng năng lượng hạt nhân và có thể lưu động cho các đơn vị quân đội ở Bắc Cực. Đây là dự án đã được lên ý tưởng từ thời Liên-xô và trông chờ hoàn thành vào năm 2020.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh nghiên cứu và phát triển một máy phát điện hạt nhân gắn trên các phương tiện bánh xích để đi đến bất kì nơi nào cần thiết ở khu vực Bắc Cực.
Dự án chế tạo máy phát điện hạt nhân lưu động có kế hoạch hoàn thành vào 2020
Giám đốc của công ty Dự án kĩ thuật đổi mới (IPEC), ông Yury Konyushko cho hay : Dự án này đã được khởi động và đang trải qua quá trình nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu đầu tiên sẽ được trình lên quân đội vào cuối năm nay
Nếu Bộ Quốc phòng Nga chấp thuận, việc phát triển quy mô lớn sẽ được tiến hành và kéo dài trong 2 năm. Toàn bộ quá trình chế tạo nguyên mẫu và đi vào sản xuất hàng loạt có kế hoạch kết thúc vào năm 2020.
Những thông số kĩ thuật chi tiết của máy phát điện hạt nhân này không được tiết lộ, tuy nhiên, nó sẽ có thiết kế kiểu môđun và đặt trên khung gầm của các xe tải Kamaz hay Maz.
Điều kiện căn bản của loại máy phát điện này là nó phải vận chuyển được bằng các máy bay hay trực thăng vận tải quân sự như Mil-26.
Các máy phát điện hạt nhân này sẽ được vận hành tự động và thiết kế để cung cấp năng lượng trong thời gian dài cho một đơn vị nhỏ. Toàn bộ thông tin điều khiển và dữ liệu từ các cảm biến sẽ được chuyển về phòng giám sát ở đất liền bằng tín hiệu vệ tinh.
Liên-xô đã từng thiết kế máy phát điện hạt nhân lưu động từ năm 1961, tuy nhiên, hoạt động này phải dừng lại sau khi xảy ra thảm hoạ hạt nhân Chernobyl hồi 1961.